Văn bản mới

Liên kết website

Thống kê truy cập

Thông tin tuyên truyền

NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

12/07/2019 00:00 70 lượt xem

PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

 Thực hiện Kế hoạch số 205/KH-UBND, ngày 18/09/2018, của UBND huyện Yên Minh, V/v triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu phi xâm nhiễm vào địa bàn huyện Yên Minh.

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang vi rút trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ mầm bệnh. Hiện nay, chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Dịch tả lợn châu Phi.

Tại địa bàn huyện Yên Minh đã xuất hiện có dấu hiệu của bệnh Dịch tả lợn châu Phi, không vì thế mà chủ quan lơ là, thiếu cảnh giác. Tăng cường ngăn ngừa sự xâm nhiễm của bệnh Dịch tả lợn vào địa bàn xã, đề nghị bà con nhân dân cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

1.  Thực hiện tốt biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi. Tại các chợ, các điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn cần thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn.

2. Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.

3. Khi phát hiện đàn lợn của gia đình có dấu hiệu sốt cao (40,5- 42°C), bỏ ăn, luời vận động, ủ rũ , nằm chồng đống, lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Lợn  có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da chuyển sang mầu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có mầu sẫm xanh tím.... cần báo ngay cho UBND xã sở tại hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện biết để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tuyệt đối không giết mổ lợn ốm chết để làm thực phẩm; không chữa trị lợn có dấu hiệu của bệnh Dịch tả châu Phi; không vứt xác lợn ốm, chết ra môi trường mà phải xử lý tiêu hủy theo hướng dẫn của ngành chuyên môn.

Trên đây là một số khuyến cáo về phòng chống ngăn ngừa sự xâm nhiễm của bệnh Dịch tả châu Phi vào địa bàn huyện. Rất mong sự quan tâm, chia sẻ của cả cộng đồng để công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả.


Tin khác